Thủ tướng vừa đưa ra một thông báo quan trọng tại lễ khánh thành cầu Vĩnh Tuy 2 vào sáng 30/8. Hà nội sẽ ĐẨY MẠNH xây dựng ba cầu mới: Cầu tứ liên, Cầu Hồng Hà và cầu Mễ Sởtại Hà Nội trong năm 2024. Điều này sẽ giúp giảm thiểu ùn tắc giao thông và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong thời gian gần đây, Thủ đô Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đầu tư để nâng cao hệ thống hạ tầng giao thông theo kế hoạch đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, trong đó cầu Vĩnh Tuy 2 (giai đoạn 2) là một trong những dự án giao thông quan trọng.
Công trình này đã góp phần đáp ứng nhu cầu di chuyển ngày một tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô và khu vực phía bắc và đông bắc của thành phố; đồng thời giảm tải lưu lượng xe qua cầu Thanh Trì và Đường Vành đai 3; từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của Hà Nội theo kế hoạch đã được thông qua.
Để triển khai toàn diện quá trình phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, Thủ tướng yêu cầu Hà Nội hoàn thiện đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, để trình Thủ tướng phê duyệt và làm cơ sở cho việc triển khai. Thành phố cần nghiên cứu toàn bộ các giải pháp kết nối giao thông, đặc biệt là các điểm giao nhau nhằm giảm bớt tình trạng kẹt xe, và trình Chính phủ báo cáo Quốc hội để được phê duyệt quyết định đầu tư vào cầu Tứ Liên, và khởi công các cầu Hồng Hà, Mễ Sở trong thời gian sớm nhất.
Vĩnh Tuy giai đoạn 2 bao gồm cây cầu và con đường dài khoảng 3,5 km; tổng chiều rộng toàn bộ thành 19,25 m. Dự án đã bắt đầu từ ngày 9/1/2021 với tổng vốn đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, Vĩnh Tuy (bao gồm Vĩnh Tuy 1 và 2) sẽ có chiều rộng toàn bộ 40 m với 8 làn xe ô tô.
Hiện nay, Hà Nội có tổng cộng 8 cây cầu bắc qua sông Hồng, bao gồm: cầu Văn Lang (Ba Vì – Việt Trì), cầu Vĩnh Thịnh, cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân, cầu Long Biên, cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 1 và giai đoạn 2), và cầu Thanh Trì. Các công trình chính được Bộ Giao thông Vận tải đảm nhiệm vai trò chủ đầu tư, riêng cầu Vĩnh Tuy – giai đoạn 1 đã hoàn thành vào năm 2010 trước đây và cầu Vĩnh Tuy – giai đoạn 2 đã hoàn thành ngày hôm nay do thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư và thực hiện bằng nguồn kinh phí từ ngân sách của thành phố.
Theo kế hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, Thủ đô sẽ xây thêm 10 cây cầu bắc qua sông Hồng, bao gồm: cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở (vành đai 4), cầu Thăng Long mới (vành đai 3), cầu Tứ Liên, cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), cầu Thượng Cát, cầu Ngọc Hồi (vành đai 3,5), cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên, và cầu Vân Phúc (đường trục Bắc – Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc).
Hà Nội xây dựng sớm các cầu Tứ Liên, Mễ Sở, và Hồng Hà
Cầu Tứ Liên
Cầu Tứ Liên có tổng chiều dài khoảng 4,8 km và được thiết kế với dây văng xoắn, nhịp lớn và kết cấu thép nhẹ với hai hệ trụ chính, đỉnh tháp cao 158 m. Cầu này cũng được thiết kế để chịu được động đất cấp 8. Vị trí xây dựng cầu sẽ nằm giữa cầu Nhật Tân và cầu Long Biên, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh; kết nối từ tuyến đường trục chính đô thị quy hoạch dọc đê Hữu Hồng với Quốc lộ 5 kéo dài, thuộc địa bàn quận Tây Hồ, quận Long Biên và huyện Đông Anh.
Vị trí Cầu Tứ Liên
cây Cầu Vĩnh Tuy sẽ sớm được đưa vào hoạt động giúp kết nối các khu vực quan trọng và đăc việt từ dự án KHAI SƠN CITY kết nối đến TÂY HỒ sẽ chỉ mất CHƯA ĐẦY 5 PHÚT phút di chuyển. Hà Nội đang trở nên hiện đại hơn, thuận tiện hơn và thú vị hơn bao giờ hết.
Cầu trần hưng đạo
Cầu Trần Hưng Đạo, cùng với cầu Tứ Liên, dự án này nằm trong khu vực đô thị trung tâm và đã được thi tuyển phương án kiến trúc. Cầu Trần Hưng Đạo nằm khoảng giữa cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy. Phía nam cầu kết nối vào đường Trần Hưng Đạo tại điểm giáp ranh hai quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Ở phía bắc, cầu đi qua bãi sông Hồng, men theo rìa phía tây khu vực sân bay Gia Lâm, tới nút giao quy hoạch với đường Nguyễn Văn Linh (quốc lộ 5A). Điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo – Trần Thánh Tông – Lê Thánh Tông, điểm cuối tại điểm giao với đường Vũ Đức Thuận.
Cầu chính dài 900 m, gồm 6 nhịp, tổng chiều dài cầu và đường dẫn hai đầu khoảng 5,5 km, qua các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên. Cầu gồm hai chiều, mỗi chiều hai làn xe cơ giới và một làn xe hỗn hợp. Ngoài ra, các khoảng không được tận dụng bố trí làn xe đạp tại vị trí sát vành vòm. Phần đường dành cho người đi bộ nằm ngoài vành vòm. Đầu cầu có đường lên xuống cho người đi bộ. Trụ cầu có các đài vọng cảnh phục vụ nhu cầu ngắm cảnh của người dân và tạo điểm nhấn kết cấu. Hai đầu cầu có công viên phục vụ người dân vui chơi, giải trí.
==>> Xem thêm: Cầu trần hưng đạo và cầu tứ liên triển khai dự án Khai Sơn City hưởng lợi lớn ra sao
Khai Sơn City – Khu căn hộ cao cấp đáng sống với quy hoạch 178 ha. Với 100 tiện ích đẳng cấp khép kín được mệnh danh thành phố thu nhỏ tại phía đông Hà Nội.